Cơ khí là ngành mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Đặc biệt, những năm gần đây ngành cơ khí thế giới đang có xu hướng đổi mới, tập trung vào 5 vấn đề chính nhằm bắt kịp với nền khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Nhân lực luôn là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển ngành cơ khí bền vững. Do đó, doanh nghiệp cần đẩy mạnh giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực từ bậc trung cấp, cao đẳng đến đại học.
Hiện nay, các trường Đại học, Cao đẳng và nhiều trường nghề trong nước đang rất chú tâm phát triển ngành học cơ khí để đào tạo những kỹ sư, kỹ thuật viên cơ khí có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Có thể thấy, lĩnh vực cơ khí đã trở nên rất phổ biến và nhận được sự quan tâm lớn từ nhiều ban ngành liên quan. Việc đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao là hướng đi lâu dài, bền vững cho sự phát triển của doanh nghiệp cơ khí.
Tuy nhiên, để nguồn nhân lực luôn được ổn định và chất lượng nhất, việc đào tạo nên gắn liền giữa lý thuyết với thực hành, tránh những lý thuyết sáo rỗng, khó áp dụng vào thực tiễn. Doanh nghiệp nên cử các quản lý, nhân viên giỏi có tiềm năng đi đào tạo nước ngoài theo dự án để xây dựng lực lượng lao động chất lượng, tăng năng suất làm việc hiệu quả. Nhờ đó, có thể bắt kịp nhân tài trong ngành để cùng nhau phát triển ngành cơ khí đầy tiềm năng này.
Xu hướng dịch chuyển của thị trường sản xuất sản phẩm cơ khí
Vị trí ngành cơ khí chế tạo được hầu hết các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm trong thời đại hiện nay: quan hệ quốc tế đa cực, tiêu dùng đa dạng, kinh tế toàn cầu và tự do thương mại, tiến bộ khoa học công nghệ và xã hội thông tin. Do đó, ngành cơ khí sản xuất cần đảm bảo những xu hướng:
Sản phẩm mang tính toàn cầu hóa.
Để đáp ứng được những yêu cầu trên, và đảm bảo được tính toàn cầu hoá, giảm chi phí sản xuất, tận dụng tối đa nguồn lao động cũng như nâng cao lợi nhuận để quay vòng tiếp tục đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu, các nhà sản xuất cơ khí hàng đầu thế giới đã nâng cao chế tạo sản phẩm cơ khí công nghệ cao vào các cơ sở sản xuất thị trường nước mình và đưa ra một số bộ phận lắp ráp sang các thị trường mới như: Các nước Châu Mỹ Latinh, trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ và các thị trường khác ở Nam Á.
Xu hướng liên kết giữa cơ khí và điện tử tạo thành lĩnh vực cơ khí đầy tiềm năng – Cơ khí điện tử
Nhu cầu phát triển các sản phẩm cần công nghệ tích hợp liên ngành giữa cơ khí, điện, điện tử, công nghệ thông tin và điều khiển hệ thống đã ra đời ngành cơ điện tử.
Cơ điện tử tạo nên một công nghệ mới có sự chuyển biến về chất của tư duy và công nghiệp mà điểm chính là tư duy công nghệ tạo nên sự đổi mới và xúc tiến với các giải quyết những để kỹ thuật tổng hợp.
Xu hướng công nghệ điện tử đã tạo ra nhiều sản phẩm mới, cung cấp giải pháp tăng hiệu quả và tính năng của thiết bị công nghiệp.
Tập trung vào các phân khúc cơ khí quan trọng, nhiều tiềm năng phát triển
Ứng dụng công nghệ hiện đại là yêu cầu cần thiết để tăng tính cạnh tranh trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0.
Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam, dẫn đến thị trường cạnh tranh khắc nghiệt hơn. Vì vậy, để tối ưu hóa năng xuất và giảm thiểu chi phí, phát triển bền vững, doanh nghiệp phải đầu tư khoa học kỹ thuật tiên tiến vào máy móc, trang thiết bị sản xuất, tự động hóa tối đa quy trình sản xuất, nâng cao khả năng chế tạo.
Ngành cơ khí chế tạo tại Việt Nam nên chú trọng hơn vào đầu tư chế tạo máy móc thiết bị, mang lại khả năng cạnh tranh cao, dung lượng thị trường lớn cũng như tận dụng lợi thế nguồn lực nước nhà để tạo ra những lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý sản xuất và vận hành
Doanh nghiệp ngày càng phát triển, quy mô ngày càng được mở rộng áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý sản xuất và vận hành là xu hướng ngành cơ khí tất yếu hiện nay, để doanh nghiệp phát triển bền vững trên thị trường.
Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với sản xuất cơ khí là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất cũng như dự báo trước các biến số cho doanh nghiệp. Đó là những nhiệm vụ không dễ để thực hiện, cần giải pháp tốt nhất để đáp ứng những thách thức này.